Chuột không phải là một thứ gì đó quá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên khi lên đến Windows 8 thì chúng ta có thêm hàng loạt tính năng mới mà bạn có thể dùng với thiết bị điều hướng này, và tất cả đều nằm ở các góc màn hình. Bây giờ bạn hãy thử di chuyển chuột vào góc trên hoặc dưới của cạnh màn hình bên phải, sẽ có một thanh menu xuất hiện.Đó là Charms Bar, nó bao gồm năm biểu tượng thể hiện cho những tính năng chủ chốt của hệ thống: Search, Share, Start, Devices, Settings. Charms Bar có thể được gọi khi bạn đang bất kì phần mềm nào, kể cả môi trường desktop truyền thống lẫn môi trường Modern UI mới. Bên dưới là tính năng cụ thể của từng nút:
- Nút Search: cho phép bạn tìm kiếm một phần mềm nào đó đã được cài đặt trên máy (nhấn vào nút Apps ở menu bên phải), tìm kiếm những phần cấu hình (nút Settings), tìm file (nút Files). Ngoài ra, chúng ta còn có thể ra lệnh cho máy tìm nội dung bên trong một phần mềm nào đó trong trường hợp bạn đang chạy nó lên.
- Nút Share chỉ hoạt động khi bạn đang chạy một phần mềm có hỗ trợ tính năng chia sẻ. Mình sẽ lấy ví dụ như app Photos chẳng hạn. Khi đang xem một tấm ảnh nào đó mà thấy đẹp, muốn gửi cho mọi người, bạn có thể gọi Charms Bar lên và click vào nút này. Với app Photos nó cho chúng ta hai tùy chọn: gửi ảnh qua mail hoặc up ảnh lên dịch vụ lưu trữ trực tuyến SkyDrive. Nhấn vào lựa chọn mà bạn mong muốn, sau đó viết thư hoặc chọn thư mục để lưu ảnh là xong.
Sau khi nút chia sẻ trong app Photos, bạn sẽ có hai tùy chọn như thế này
Có thể soạn thảo email ngay tại đây mà không phải thoát app ra
- Nút Start: tính năng của nó thì chắc mọi người đều có thể đoán được, đó là quay trở về màn hình Start.
- Nút Devices: tất cả các thiết bị nào có liên quan đến ứng dụng bạn đang chạy sẽ được liệt kê ở đây. Ví dụ như khi đang duyệt email trong app Mail chẳng hạn, bạn nhấp chọn lấy một bức thư, mở Charms Bar và chọn Devices. Ở đây bạn sẽ thấy một hoặc vài máy in (tất nhiên là bạn đã phải cài driver cho nó rồi) hiện ra. Từ đây, chúng ta có thể ra lệnh cho PC bắt đầu việc in ấn. Nếu muốn bạn cũng có thể điều chỉnh việc xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, chẳng hạn như cho cả hai màn ảnh cùng hiển thị một nội dung, dùng màn hình phụ như màn hình mở rộng,...
- Nút Settings: như tên gọi của nó, mục này dùng để tinh chỉnh cấu hình cho ứng dụng mà bạn đang chạy trong môi trường Modern UI hoặc làm xuất hiện một số nút để mở Control Panel, Personalization (cá nhân hóa giao diện máy) cũng như PC Info (xem thông tin máy tính) trong môi trường Desktop. Ở đây bạn cũng sẽ có thể chỉnh cấu hình mạng, âm thanh, độ sáng, thông báo, chỉnh loại bàn phím và quan trọng hơn hết là nút Power (để có thể Sleep, Shut Down hoặc Restart máy).
Settings trong một app nào đó
Settings ở giao diện Desktop truyền thống
Một số phím tắt mới / hữu dụng trên Windows 8
- Windows + C: Mở Charms Bar.
- Windows + H: Mở thanh Share của Charms.
- Windows + Q: Mở thanh Search của Charms.
- Windows + W: Mở thanh Search, sau đó tìm các cấu hình trên máy.
- Windows + F: Mở thanh Search, sau đó tìm kiếm trong các tập tin trên máy.
- Windows + I: Mở thanh Settings của Charms.
- Alt + Tab: chuyển đổi qua lại giữa các app và cửa sổ đang mở trên máy tính.
- Nhấn giữ Windows + Tab: Mở thanh App-Switching để xem qua tất cả các app mới chạy gần đây.
- Windows + R: Vào môi trường Desktop và xuất hiện hộp thoại Run.
- Windows + E: Mở nhanh Windows Explorer.
- Windows + Z hoặc Shift + F10: xuất hiện App Command.
- Alt + F4: Đóng một app nào đó, áp dụng được với cả app Modern lẫn app Desktop.
- Control + - (dấu trừ): Xem qua tất cả các app bạn đã cài trên Start Screen.
- Windows + B: chuyển focus sang thanh thông báo, bạn có thể nhấn tiếp Enter để truy cập vào nội dung của thông báo mà không phải di chuyển chuột hoặc dùng phím mũi tên để di chuyển giữa các notitfication.
- Windows + O: khóa xoay màn hình.
- Windows + L: khóa (lock) thiết bị
Các bài viết liên quan : thủ thuật windows
0 nhận xét:
Đăng nhận xét