tháng 9 2014 ~ Thủ thuật máy tính, inernet | Thủ thuật blog, facebook

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Bootroom là gì ?

Bootrom là gì ?
Bootrom hay còn gọi là diskless là một hệ thống máy tính được kết nối với nhau giữa một máy chủ và nhiều máy trạm, trong đó các máy trạm không cần sử dụng ổ cứng. Tất cả các dữ liệu và hệ điều hành đều được các máy trạm sử dụng từ máy chủ thông qua kết nối mạng LAN. Khi khởi động lên, các máy trạm sẽ thông qua card LAN để nối tín hiệu đến máy chủ và khởi động từ hệ điều hành đã có sẵn trên máy chủ.
                                                            Mô hình Bootroom

Những ưu điểm của Bootrom
Tốc độ nhanh và ổn định
Hệ thống máy sử dụng Bootrom sẽ có các ổ đĩa đọc/ghi riêng biệt do vậy cải thiện được tốc độ truy xuất ổ cứng hiệu quả hơn. Mặt khác, vì chạy trên môi trường ảo do máy chủ cung cấp và hoàn toàn không phải sử dụng đến phần mềm đóng băng cho nên Bootroom hơn hẳn các máy có ổ cứng về độ mượt và tính ổn định. Tình trạng giật, lag đường truyền sẽ không còn .
Tiết kiệm thời gian, dễ dàng quản lý
 Lợi thế khi dùng Bootrom là chỉ cần cập nhật game ngay tại máy chủ, tất cả các máy trạm khởi động lại là thấy ngay bản cập nhật mới. Trong khi đó, nếu dùng máy có ổ cứng thì phải cập nhật game từ máy chủ, rồi từ máy chủ đẩy bản cập nhật xuống tất cả các máy trạm, một công việc hết sức vất vả, tốn thời gian và công sức.
Những khi máy gặp sự cố như nhiễm virus, hỏng windows... với hệ thống có ổ cứng cần 15 phút để sửa cho 1 máy và với 30 máy thì mất 120 phút, số lượng máy càng nhiều thì thời gian sửa chữa càng tăng. Nhưng với Bootrom thì chỉ cần sửa máy chủ trong 5 phút .
Tiết kiệm chi phí tối đa
Điểm mạnh nhất của công nghệ Bootrom phải nói đến chính là tính kinh tế. Các chủ phòng net có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền ngay từ khâu đầu tư vì không phải mua ổ cứng. Phí điện năng do vậy cũng giảm đi đáng kể, các khoản dành cho vận hành và bảo trì lại không tốn là bao. Có thể làm một phép tính đơn giản, chi phí cho 1 ổ cứng thông thường 500GB hiện nay giá vào khoảng hơn 1 triệu đồng, phòng net có 40 máy thì chi phí ổ cứng tầm 48 triệu, nếu đầu tư máy chủ Bootrom chỉ khoảng 15 triệu, tiết kiệm đến 33 triệu.
Về điện năng, trung bình 1 ổ cứng tiêu thụ 30W/giờ, giá điện trung bình là 3000 đồng/KWh, như vậy 1 tháng tiêu thụ (30W x 40 ổ cứng x 10 giờ x 30 ngày)(W)/1000 (KWh) x 3000 đồng = 1,080,000 đồng. Nếu dùng Bootrom thì sẽ không phải mất số tiền này.
Xu hướng dùng Bootrom
Mặc dù công nghệ Bootrom mới chỉ được áp dụng cho những phòng máy ra đời sau (khoảng 2 năm trở lại đây), nhưng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng và kinh phí thì rất có thể những phòng máy thế hệ trước đang sử dụng công nghệ truyền thống có ổ cứng sẽ phải nâng cấp theo để bảo đảm sức khỏe dài lâu của phòng máy cũng như đổi mới phương pháp kinh doanh và quản lý. Điều quan trọng nhất có lẽ là các phòng máy cần được hỗ trợ chuyển đổi công nghệ một cách nhanh, gọn mà không ảnh hưởng gì đến ngân sách lẫn chất lượng game. Đây chính là bài toán dành cho các nhà sản xuất và phát hành phần mềm Bootrom.
Còn bài toán cho những người làm chủ quán net là phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mặt gửi vàng giữa hàng loạt các phần mềm Bootrom trên thị trường, bởi công nghệ phòng máy chính là một trong những yếu tố quyết định doanh thu, lợi nhuận của quán nhất là trong thời buổi giá giờ chơi không cao, phí điện nước đắt đỏ, đối thủ cạnh tranh thì không đếm xuể như hiện nay. Theo xu thế chung, những phần mềm mang tính kinh tế cao và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của chủ quán net.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Do đâu mà cáp quang biển Việt Nam hay đứt ?

 Tuyến cáp quang AAG, một trong những tuyến cáp quang biển chịu trách nhiệm cho gần 60% lưu lượng băng thông ra quốc tế của Việt Nam. AAG bị đứt gây ảnh hưởng tới tốc độ Internet tại Việt Nam. Vậy do đâu mà tuyến cáp quang AAG lại hay bị đứt vậy ?
Tuyến cáp quang AAG được  đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD với chiều dài hơn 20.000 km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông  sang Mỹ. Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng toạ lạc.
                                Tuy đoạn nối từ Việt Nam - HongKong không dài nhưng tính ổn định thấp
  Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Nếu bạn tưởng tượng cáp quang biển phải được đặt trong 1 hệ thống ống ngầm bao bọc kỹ càng thì xin bạn hãy nghĩ lại. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.

              Cáp biển nằm nổi trên nền cát đáy biển rất dễ bị các mỏ neo mắc phải gây hư hại.
 Vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác do càng vào gần bờ, mực nước càng nông, các hoạt động hàng hải càng dày đặc khả năng tuyến cáp bị mỏ neo của 1 con tàu nào hay các loại lưới rà đáy biển móc phải gây hư hại là rất lớn. Mỏ neo tàu bè cũng như các hoạt động đánh bắt cá của con người chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển. Đây là lý do giải thích vì sao các vụ đứt cáp chỉ xảy ra ở 1 số vùng nước nhất định. 
 Cáp quang biển có nhiều phân đoạn với cấu tạo khác nhau, càng vào gần bờ thì càng phải được gia cường nhiều hơn. Nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng như sợi chỉ mà thôi.

 Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG đổ bộ lên đất liền) có mức nước tương đối nông trong khi hoạt động tàu bè xung quanh khu vực các cảng nước sâu rất lớn. Trên thực tế, biển Đông là 1 trong những vùng có hoạt động hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Bên cạnh đó khung chế tài của Việt Nam trên biển còn yếu trong việc cấm các tàu neo đậu ở vùng nước có tuyến cáp đi qua.
Biển Đông của Việt Nam và biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng có lưu thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cùng với mực nước tương đối nông khiến đây là những vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển do mỏ neo của tàu thuyền.
  Có lẽ bạn sẽ tự hỏi: nếu các hoạt động hàng hải chỉ gây ra 70% số vụ đứt cáp thì 30% còn lại là gì? 30% các vụ đứt cáp còn lại chia đều cho các nguyên nhân: Đứt do con người chủ đích phá hoại và đứt do thiên tai. Ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông). Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng tương đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như vậy.
  Sự phá hoại có chủ đích (hoặc vô tình) của con người cũng là 1 lý do góp phần vào sự hư hỏng của các tuyến cáp quang ngầm. Năm 2007, cộng đồng mạng Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến việc các tàu cá cỡ nhỏ trang bị rất thô sơ đi... cắt trộm cáp ngầm về bán. Vụ việc dấy lên 1 hồi chuông báo động về an toàn của các tuyến cáp quang nằm trần trụi dưới đáy biển mà không có 1 biện pháp bảo vệ nào. Đến sau đó chính phủ phải ra lệnh cấm không được "thu hoạch" cáp quang dưới biển, kể cả những tuyến cáp đã bỏ đi từ thời Mỹ Nguỵ, mọi việc với dần lắng dịu.
  Lo ngại về các phá hoại có chủ đích nhắm tới đường cáp quang biển nhằm việc ngăn chặn thông tin của cả 1 quốc gia ra bên ngoài cũng ngày càng hiện hữu hơn khi chúng ta đang truyền tải phần lớn thông tin trên đường truyền Internet.
  Nhìn chung hiện tại chưa có biện pháp nào thực sự khả thi để ngăn chặn sự cố trên cáp quang biển. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện giờ là... đứt thì nối.
  Tuy không thể hạn chế được sự cố với các tuyến cáp biển, nhưng chúng ta có thể hạn chế tác động của chúng với chất lượng dịch vụ Internet bằng cách sử dụng nhiều kênh truyền dẫn khác nhau đồng thời tăng tỉ lệ băng thông/dung lượng kết nối thực thay vì dồn lưu lượng trên 1,2 kênh lớn và khai thác gần cạn kiệt cả băng thông dự trữ rồi ngồi chờ cáp đứt.Về lý thuyết là như vậy nhưng xây dựng thêm tuyến cáp hay mở thêm băng thông quốc tế đều cần tăng giá cước viễn thông. Và với xu hướng cạnh tranh quyết liệt về cước viễn thông như hiện tại, chúng ta đều hiểu tương lai chúng ta "không phải nghĩ" mỗi lần đứt cáp quang vẫn còn xa vời.

GAME HOT